Nghị luận xã hội bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay

Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về quyền trẻ em ở Việt Nam dài 2 trang

Đề bài: Từ văn bản tuyên bố thế giới về cuộc sống còn quyền bảo vệ và phát triển của trẻ em, hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội về quyền trẻ em.

I. Dàn ý nghị luận xã hội bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu về yếu tố cần nghị luận : Trẻ em và quyền trẻ em

2. Thân bài

* Giải thích:
– “Quyền trẻ em” là những điều trẻ em được hưởng để được phát triển và lớn lên một cách lành mạnh, an toàn.
– Trẻ em sẽ được quyền được sống, nuôi dưỡng và đáp ứng những nhu cầu cơ bản như: nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương, học tập.
– Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bạo lực gia đình hay xâm hại đến thể chất và tinh thần.

* Vì sao cần thực hiện quyền trẻ em:
– Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, bởi vậy trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt.
– Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.

* Thực trạng thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay:
– Trẻ em được yêu thương, chăm sóc và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển.
– Vẫn có rất nhiều trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, ngược đãi, xâm phạm, lợi dụng,…

* Bài học nhận thức:
– Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
– Lên án mạnh mẽ những hành vi xâm hại quyền của trẻ em để mang đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Rút ra Tóm lại chung

Bài văn mẫu Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay

Nghị luận xã hội bảo vệ quyền trẻ em mẫu số 1

rẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. Nhưng thực tế cuộc sống tuổi ấu thơ của trẻ em lại không hoàn toàn như vậy.

Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ… Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em…, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp… Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh… ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới… cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế.

Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi… đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc…. Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin… mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả…Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn.

Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

    Trẻ em cũng cần được yêu thương và chăm sóc cho nên những hành động có hại hay mang đến những tổn thương cho các em cần được lên án và tẩy chay.

Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao… Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.
Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện. Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của mọi người, mỗi người học sinh chúng ta phải có ý thức vươn lên, cố gắng trong học tập và rèn luyện, xác định rõ ràng trách nhiệm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để đất nước có thể sánh cùng năm châu như Bác Hồ đã nói.


Nghị luận xã hội bảo vệ quyền trẻ em mẫu số 2

Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại.Vì vậy việc chúng ta bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc, bởi. Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành” cho nên việc chúng ta yêu thương các em trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không phải của riêng ai

Trẻ em là đối tượng rất cần được bảo vệ và quan tâm. Bởi hơn ai hết, trẻ em là những người nhỏ tuổi và yếu ớt, sức khỏe và sức đề kháng chưa cao . Trẻ em cũng chưa thể tự lo liệu cho bản thân mình được mà vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ. Chính vì vậy, trẻ em có những quyền lợi riêng mà được cả đất nước thừa nhận . Đó là quyền được bảo vệ, quyền học  tập, quyền được phát triển,quyền dc vui chơi,quyền được yêu thương chăm sóc.

Nhưng trong thực tế ,ở nước ta và nhiều nước trên thế giới rất nhiều trẻ em hằng ngày phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp,không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh… ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng. Mỗi ngày số trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý vẫn rất cao.Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới… cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. 
    Hiện nay ta như nhận thấy được cũng chính vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Việt Nam vinh dự và cũng thật tự hào là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Và ta như thấy được cũng chỉ sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em năm 1990, lúc này đây thì Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định Chương trình hành động vì sự sống còn. Đồng thời như cũng thấy được cũng chính quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trên cơ sở những luật pháp như được ban bố kia thì các ngành, các cấp phải có những hoạt động thật cụ thể để nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường học, thiết bị dạy học… để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa…

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình,nhà nước đang tạo nhưng điều kiện tốt nhất với khả năng cao nhất của mình để phát triển về thể chất cho trẻ em như chương trình sữa học đường,những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng miễn phí cho các em vingf còn khó khăn ,thieeus thốn. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ,tinh thần Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Nhà nước cùng với gia đình tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội

  Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

     Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ý thức đầy đủ và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát triển một cách toàn diện. Để xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của mọi người, mỗi người học sinh chúng ta phải có ý thức vươn lên, cố găng trong học tập và rèn luyện sánh đất nước có thể sánh cùng năm châu như Bác Hồ đã nói.


Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay, mẫu 3

Bác Hồ của tất cả chúng ta từng nói : “ Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học tập là ngoan ”. Câu nói của Bác không chỉ chứng minh và khẳng định vai trò của trẻ em, đó là những mần nin thiếu nhi, là tương lai của quốc gia mà còn nhấn mạnh vấn đề đến nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ, yêu thương, chăm nom trẻ em của người lớn. Để bảo vệ sự tăng trưởng tổng lực ở trẻ em, ở Nước Ta cũng như những nước trên quốc tế đã có những bộ luật lao lý về quyền của trẻ em. Hiểu một cách đơn thuần nhất, “ quyền trẻ em ” là những điều trẻ em được hưởng để được tăng trưởng và lớn lên một cách lành mạnh, bảo đảm an toàn. Do còn non nớt về sức khỏe thể chất và trí tuệ, vì thế trẻ em là đối tượng người tiêu dùng cần được bảo vệ và chăm nom đặc biệt quan trọng. Trẻ em sẽ được quyền được sống, nuôi dưỡng và phân phối những nhu yếu cơ bản như : nuôi dưỡng, chăm nom, yêu thương, học tập. Trẻ em cần được yêu thương, chăm nom và bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, đấm đá bạo lực mái ấm gia đình hay xâm hại đến sức khỏe thể chất và niềm tin. Để được tăng trưởng tổng lực, trẻ em cần được học tập, đi dạo, tham gia vào những hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, văn nghệ, thể thao. Trong xã hội thời nay, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế tài chính, xã hội, giáo dục, trẻ em có nhiều điều kiện kèm theo hơn để tăng trưởng. Tuy nhiên, đáng buồn thay vẫn có rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi, bị xâm hại, bóc lột sức lao động. Để bảo vệ và tạo thiên nhiên và môi trường tốt nhất cho sự tăng trưởng của trẻ em, mỗi tất cả chúng ta cần biết yêu thương, chăm nom, bảo vệ trẻ em. Cần biết lên án can đảm và mạnh mẽ những hành vi xâm hại quyền của trẻ em để mang đến cho những em một đời sống tốt đẹp hơn .


Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay, mẫu 4 (300 chữ)

Trong những ngày gần đây, vụ án về người cha dượng đóng 10 chiếc đinh vào đầu con riêng của vợ hay dì ghẻ bạo hành con chồng đến chết đã gây phẫn nộ cho cả hội đồng. Những vụ án thương tâm mà nạn nhân là trẻ em ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc yêu thương, chăm nom cũng như triển khai quyền trẻ em ở Nước Ta. “ Quyền trẻ em ” là tổng thể những gì trẻ em cần có để có một đời sống tốt đẹp, lành mạnh. Quyền trẻ em được sinh ra nhằm mục đích bảo vệ sự tăng trưởng tổng lực cho toàn bộ trẻ em. Trẻ em có quyền được nuôi dưỡng, giáo dục, chăm nom, học tập ; quyền được đi dạo và tham gia vào những hoạt động giải trí vui chơi. Trẻ em cũng là được đối tượng người dùng được bảo vệ trước những hành vi đấm đá bạo lực, xâm hại, bóc lột, lạm dụng. Trong những năm gần đây, việc triển khai quyền trẻ em ở Nước Ta cũng đã có những điểm sáng nhất định. Trẻ em được tạo điều kiện kèm theo học tập, đi dạo và tăng trưởng một cách lành mạnh. Số lượng trẻ em long dong, cơ nhỡ cũng giảm đáng kể nhờ chủ trương phúc lợi của nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng ấy thì vẫn có không ít những vấn đề đau lòng xảy ra. Vẫn có rất nhiều trẻ em trở thành nạn nhân của đấm đá bạo lực, những em bị xâm hại về sức khỏe thể chất và niềm tin. Để bảo vệ những em khỏi những điều xấu xa, bạo tàn, tất cả chúng ta cần chăm nom, yêu thương và giáo dục những em một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần lắng nghe những nguyện vọng của trẻ em để giúp những em được tăng trưởng tổng lực, không riêng gì về sức khỏe thể chất mà còn về ý thức .


Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay, mẫu 5 (300 chữ)

Chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong những trách nhiệm số 1 của mỗi vương quốc. Trẻ em không chỉ là thế hệ tương lai của quốc gia, những em còn là nguồn lực tăng trưởng chính của mỗi vương quốc trong tương lai. Trẻ em rất ngây thơ, non nớt và cũng rất dễ bị tổn thương, thế cho nên tất cả chúng ta cần yêu thương, chăm nom, bảo vệ để những em được tăng trưởng tốt nhất. Để bảo vệ cho sự tăng trưởng của trẻ em, quyền trẻ em đã được sinh ra. Đó là những điều luật pháp luật về những điều trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách bảo đảm an toàn và lành mạnh. Hầu hết công dân Nước Ta đều nghiêm chỉnh và tự giác thực thi quyền trẻ em, điều này hoàn toàn có thể thấy qua thái độ chăm nom, yêu thương, bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày này không riêng gì được nuôi dưỡng, tăng trưởng mà hoạt động giải trí học tập, đi dạo cũng rất được chú trọng. Có ngày càng nhiều những ngôi trường mới mở, những khu vực đi dạo và những TT tư vấn về yếu tố nuôi dạy trẻ em được sinh ra. Tuy nhiên, vẫn có những hành vi vi phạm quyền trẻ em như : cha mẹ bỏ rơi con từ khi mới lọt lòng, xâm hại đến sức khỏe thể chất, niềm tin, tận dụng trẻ em để kiếm tiền, … Bên cạnh những đứa trẻ lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ thì cũng có không ít em trở thành trẻ mồ côi, sống long dong không nơi phụ thuộc. Cũng có nhiều em bị kẻ xấu tận dụng để rồi sa vào những tệ nạn xã hội như : ma túy, trộm cắp, … Để mang đến cho trẻ em một đời sống tốt đẹp, mỗi tất cả chúng ta cần biết yêu thương, chăm nom những em, cần có ý thức trợ giúp, bảo vệ trẻ em, đặc biệt quan trọng là những trẻ em mồ côi, kém suôn sẻ. Cần lên án can đảm và mạnh mẽ những hành vi xâm hại đến quyền trẻ em .

Thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam chỉ là một trong rất nhiều những vấn đề mang tính thời sự được đưa vào những bài văn nghị luận. Để mở rộng vốn hiểu biết về xã hội cũng như kĩ năng viết bài nghị luận, bên cạnh Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay, Nghị luận xã hội về trách nhiệm của công dân đối với Tổ Quốc, Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống.


Đoạn văn nghị luận xã hội về quyền trẻ em mẫu số 6

 Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Viết một bình luận

Câu hỏi mới